Vật
sống từ đâu mà có? Có hai quan điểm:
1- Vật sống khởi nguyên từ vật vô sinh, hoặc
2- Vật sống bắt đầu từ một vật sống khác có trước.
Người ta dặt tên cho quan điểm (1) là abiogenesis và quan điểm (2) là biogenesis. “A” có nghĩa là “vô” hay “phi” hay “không”; “bio” là “sinh”; và “genesis” là “sáng tạo.” Abiogenesis vì thế có nghĩa là “sự tạo thành vật sống từ chất liệu không sống” hay gọi ngắn là “sáng tạo vô sinh” theo tiếng Việt. Theo quan điểm này, con dòi được sinh ra từ thịt thúi một cách tự phát. Vì thế abiogenesis còn được gọi là “spontaneous generation” hay “sáng tạo tự phát.” Quan điểm này tồn tại nhiều ngàn năm trước đây.
1- Vật sống khởi nguyên từ vật vô sinh, hoặc
2- Vật sống bắt đầu từ một vật sống khác có trước.
Người ta dặt tên cho quan điểm (1) là abiogenesis và quan điểm (2) là biogenesis. “A” có nghĩa là “vô” hay “phi” hay “không”; “bio” là “sinh”; và “genesis” là “sáng tạo.” Abiogenesis vì thế có nghĩa là “sự tạo thành vật sống từ chất liệu không sống” hay gọi ngắn là “sáng tạo vô sinh” theo tiếng Việt. Theo quan điểm này, con dòi được sinh ra từ thịt thúi một cách tự phát. Vì thế abiogenesis còn được gọi là “spontaneous generation” hay “sáng tạo tự phát.” Quan điểm này tồn tại nhiều ngàn năm trước đây.
Tương tự như thế “biogenesis” có nghĩa là “sự tạo thành vật sống từ vật sống” hay gọi ngắn là “sáng tạo hữu sinh.”
Để
chứng minh quan điểm sáng tạo tự phát không có cơ sở khoa học, một bác
sỹ y khoa người Ý, Francesco Redi (1626-1697) làm một thí nghiệm. Trong
thí nghiệm này, ông đặt một miếng thịt đang thối rữa vào trong một cái
bình có lưới che trên miệng; mắtlưới nhỏ đến nỗi ruồi không thể bay vào
trong bình để đẻ trứng trên miếng thịt thối đó. Ông quan sát rằng trên
tấm lưới che miệng bình có rất nhiều dòi, nhưng không có con dòi nào
trên miếng thịt thối trong bình cả. Ông kết luận rằng dòi sinh ra từ
trứng ruồi, chứ không thể tự phát mà có. Tuy nhiên, thí nghiệm của Redi
vẫn chưa thể hoàn toàn chứng minh thuyết sáng tạo vô sinh là phản khoa
học. Phe chống đối lý luận rằng
mắt lưới quá nhỏ có thể cản không khí—là nhân tố ban sự sống đụng vào
miếng thịt nên dòi không thể tự phát sinh trên miếng thịt được. Phải cần
thêm 200 năm nữa thuyết sáng tạo tự phát mới hoàn toàn bị phản chứng.
Thí nghiệm bình cổ cò của Louis Pasteur. Cổ bình được đun nóng cho mềm rồi được uốn cong lại. Nước canh trong bình được đun sôi để diệt khuẩn. Bình cổ cò không có nút đậy để cho phép không khí vào ra dễ dàng, tuy nhiên ngăn cản vi sinh vào tới nước canh. |
Louis Pasteur (1822-1895), một hóa học gia người
Pháp nối tiếp công trình của Francesco Redi. Trước hết, ông chứng minh
rằng trong không khí có nhiều vi sinh bằng cách dùng một miếng bông gòn
để “bẩy” vi sinh mà ông tin có nhiều trong không khí. Sau đó, ông đặt
miếng bông gòn này dưới kính hiển vi và thấy rằng có nhiều vi sinh lúc
nhúc trong đó như trong một tô canh đang bị thiu.
Sau khi chứng minh trong không khí có nhiều sinh vật li ti rồi, Louis Pasteur làm một thí nghiệm thứ hai theo trình tự như sau:
- Ông đổ nước canh vào trong một cái bình bằng kính có cổ cao.
- Ông đun phần cổ cho mềm ra rồi uốn cong cổ bình giống như cổ con cò.
- Ông đun nước canh trong bình cho sôi để diệt khuẩn. Không khí trong bình bị đẩy ra ngoài vì nhiệt độ trong bình cao hơn ngoài bình.
- Ông để bình nguội lại. Khi nhiệt độ của nước canh hạ xuống bình thường, không khí bên ngoài tự do ra vào bình, nhưng bụi bặm, hơi nước và vi sinh bên ngoài bình không thể vào tới nước canh được mà rớt xuống và bám vào thành bình tại phần trũng của cái cổ cò. Một năm sau thí nghiệm, nước canh trong binh vẫn không hư. (Nếu phần cổ cò bị bẻ gãy, thì nước canh chứa trong bình trở nên ô nhiễm vì vi sinh trong không khí dễ dàng vào bên trong bình.)
- Để hoàn toàn thuyết phục người khó tính, Louis Pasteur nghiêng bình cổ cò để nước canh (vẫn chưa có vi sinh nào) đụng vào phần trũng của cổ bình để các vi sinh đang bám tại đây có cơ hội chuyển vào trong nước canh vẫn còn sạch đó. Như ông đã trông đợi, sau một thời gian, nước canh đó lúc nhúc những vi sinh.
Thí nghiệm này
chấm dứt cuộc tranh cãi là sinh vật hiện hữu là do tự phát từ chất liệu
vô sinh hay do một sinh vật có từ trước sinh ra. Cũng nhờ thí nghiệm này Louis Pasteur trở thành cha đẻ của ngành vi khuẩn học (bacteriology) mặc dù ông là một hóa học gia. Như vậy,
biogenesis đã thắng thế. Điều này có nghĩa là vật sống đi ra từ vật
sống đã có từ trước chứ không thể khởi tự từ vật không sống như phần
nước canh đã được diệt khuẩn chứa trong bình. Còn sự sống nói chung khởi
nguyên từ Đức Chúa Giê-su. Chân lý mà Louis Pasteur phát kiến đã được
Thánh Kinh mạc khải 2000 năm trước: “Tất cả các sự vật đã được khởi
tự bởi Ngài, và cách ly khỏi Ngài không một vật gì đã được khởi tự mà đã
khởi tự. Trong Ngài đã là sự sống và sự sống ấy đã là sự sáng của loài
người” (TKTC Gioan-nết 1.3-4).
Lê Anh Huy
Nguồn : hoptinhhoply.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét