CÁC
NHÀ KHOA HỌC ĐẠT GIẢI NOBEL NGHĨ GÌ VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI?
************
GIÁO SƯ: “Có những ngày tôi tin vào Chúa Trời, những ngày khác thì
không.” Những lời trên là của một nhà vật lý học
từng đoạt giải Nobel vật lý – Tiến sĩ Leon Lederman [LED-er-man].
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Việc một nhà khoa học tin rằng Chúa Trời có thể
tồn tại có phải là bất thường không?
GIÁO SƯ: Tôi cũng đã tự hỏi điều đó khi đọc lời bình luận của tiến
sĩ Lederman. Vì vậy tôi đã nghiên cứu những điều một số nhà khoa học đoạt giải
Nobel đã nói về Chúa Trời. Nếu bạn thể dành ra được 15 phút, tôi sẽ rất vui
được thảo luận về những điều mình khám phá được.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Xin cho tôi biết thêm về lời phát biểu mà Giáo sư
đã trích dẫn vài phút trước. Nhà vật lý học nói rằng, “Có những ngày tôi tin
vào Chúa Trời, những ngày khác thì không” có giải thích thêm chi tiết nào
không?
GIÁO SƯ: Vâng. Không lâu sau khi đoạt giải Nobel vật lý năm 1988,
tiến sĩ Leon Lederman đã phát biểu với tờ Chicago Tribune, tôi xin được trích ở
đây, rằng “...Sẽ luôn có chỗ cho Chúa Trời. Nếu chúng ta khám phá được mọi quy
luật của vật lý, câu hỏi vẫn còn, đó là ‘Ai đã thiết lập các quy luật nầy?’ ”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Từ nhiều năm nay tôi đã được bảo là tất cả các nhà
khoa học đều là người vô thần. Có phải tiến sĩ Lederman là nhà khoa học duy
nhất ở tầm cỡ đoạt giải Nobel tin rằng Chúa Trời tồn tại không?
GIÁO SƯ: Không phải vậy đâu! Nhà vật lý học người Đức Max Born đoạt
giải Nobel vật lý năm 1954 về cơ khí lượng tử. Có lần ông đã bình luận “Những
người cho rằng nghiên cứu khoa học khiến một người trở nên vô thần, là những
người ngốc.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Tại sao ông ấy lại nói như vậy?
GIÁO SƯ: Ông ấy không nói rõ. Nhưng những nhà khoa học đoạt giải
Nobel khác đã giải thích vì sao tin vào Chúa Trời cũng hoàn toàn có lý đối với
họ. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu người Anh gốc Đức, tiến sĩ Ernst Boris Chain đã
được trao giải thưởng Nobel y khoa về công trình nghiên cứu liên quan đến khả
năng chữa trị của pê-ni-xi-lin. Ông đã bình luận “Xác xuất để một sự kiện như
việc hình thành phân tử ADN xảy ra bởi một sự trùng hợp tuyệt đối là quá nhỏ để
có thể được xét đến một cách nghiêm túc... Giả thuyết về quyền năng chi phối
trong sự hình thành và phát triển của các quá trình cần thiết cho sự sống trở
nên một điều thiết yếu trong bất cứ lối giải thích nào.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, phải có một bộ não kiểm soát sự
sáng tạo.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Erwin Schrodinger [ER-win SHROH-ding-er], một
nhà vật lý học người Áo tiên phong trong vật lý lượng tử được trao giải Nobel
vật lý năm 1933, cũng phát biểu một ý kiến tương tự.
Nhưng Schrodinger đã
đi xa hơn mục đích của vũ trụ, đến mục đích của cuộc sống con người. Tôi xin
được trích dẫn:
“Tôi hết sức ngạc
nhiên rằng bức tranh khoa học của thế giới thực xung quanh tôi thật thiếu hụt.
Nó cho rất nhiều thông tin xác thực và sắp xếp những kinh nghiệm của chúng ta
theo một trật tự thích hợp, đẹp đẽ, nhưng nó lại yên lặng đáng sợ về tất cả
những điều thật sự quan trọng đối với chúng ta. Nó không thể phân biệt đắng và
ngọt, đau buồn và vui sướng. Nó không biết gì về đẹp hay xấu, tốt hay không
tốt, Đức Chúa Trời và cõi đời đời. Đôi khi khoa học giả vờ trả lời những câu
hỏi thuộc về những lĩnh vực nầy, nhưng những câu trả lời thường ngây ngô đến
mức chúng ta không có chiều hướng xem trọng chúng.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Đó đúng là một điểm thú vị. Khoa học tự nhiên quá
khách quan đến mức không thể cho chúng ta biết đâu là đẹp hay xấu, tốt hay
không tốt.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Và việc quyết định liệu Chúa Trời có tồn tại hay
không là vượt quá khả năng của khoa học.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Không có thí nghiệm nào của khoa học có thể phát
hiện được Chúa Trời.
GIÁO SƯ: Đúng rồi. Một số lời phát biểu uyên thâm nhất về Chúa Trời
đến từ những nhà khoa học sống trước thời có giải Nobel. Giải thưởng Nobel chỉ
được lập ra vào thế kỷ 20. Nếu giải thưởng này ra đời sớm hơn, nhà toán học và
vật lý học người Pháp vào thế kỷ thứ 17 là Blaise Pascal [blez pas-KAL] hẳn đã
được trao giải.
Pascal tin rằng Chúa
Trời đã bày tỏ về Ngài qua cái mà ông gọi là “hai cuốn sách.” Thứ nhất, Đức
Chúa Trời bày tỏ sự khôn ngoan và quyền năng của Ngài qua những tạo vật của
Ngài – đó là cuốn sách của cõi thiên nhiên. Thứ hai, Đức Chúa Trời cho chúng ta
thêm thông tin về Ngài trong lời của Ngài đã được chép ra, đó là Kinh Thánh.
Tôi xin được trích
dẫn Pascal, “Đừng ai nghĩ rằng một người nào đó có khả năng nghiên cứu sâu xa
hay quá kỹ lưỡng quyển sách lời Chúa hay quyển sách về những công việc của
Ngài.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Ý tưởng đó mới đối với tôi đấy– ý tưởng rằng cõi
thiên nhiên là một cuốn sách được viết bởi Đức Chúa Trời, và chúng ta có thể
học được một điều gì đó về Đức Chúa Trời bằng cách nghiên cứu thế giới mà Ngài
đã tạo dựng. Tôi muốn biết thêm.
GIÁO SƯ: Bạn có thể nói rất nhiều về một kỹ sư hay một nghệ sĩ mà
không cần phải từng gặp gỡ người đó. Ngắm một bức tranh hay lái thử một chiếc
xe, bạn có thể biết người đó tài năng đến mức nào, và người đó làm việc cẩn
thận đến đâu. Tương tự, Kinh Thánh chép rằng “Các từng trời rao truyền sự vinh
hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm. Ngày này giảng
cho ngày kia, đêm này tỏ sự tri thức cho đêm nọ.” (Thi Thiên 19:1 & 2)
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, trật tự của các tinh tú bày tỏ sự
khôn ngoan và trật tự của Đức Chúa Trời đã tạo nên chúng.
GIÁO SƯ: Vâng. Kinh Thánh cho biết thêm rằng cuốn sách của cõi
thiên nhiên rõ ràng đến mức cách duy nhất con người bỏ sót thông điệp của nó là
cố ý đóng suy nghĩ của họ lại.
Sách Rô-ma trong
Kinh Thánh chép rằng “Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch
cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự
không công bình mà bắt hiếp lẽ thật. Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa
Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi
những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và
bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta
xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Khi chúng ta nghiên cứu dải ngân hà hoặc ADN,
chúng ta thấy sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời chứa đựng trong đó.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Pascal còn nói thêm “Đức Chúa Trời đã đưa ra đủ
bằng chứng về sự tồn tại của Ngài, để chúng ta có thể tin. Nhưng Ngài không đưa
ra đủ bằng chứng để khiến niềm tin đó trở nên ràng buộc.”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Có phải ông ấy nói rằng Đức Chúa Trời bày tỏ đủ về
Ngài để chúng ta có thể tin vào Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời không bày tỏ về Ngài
một cách thuyết phục để buộc chúng ta phải tin Ngài không?
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Đức Chúa Trời tôn trọng sự khôn ngoan của chúng
ta bằng cách khuyến khích chúng ta tư duy trong quá trình khám phá Ngài. Và
Ngài tôn trọng quyền tự do của chúng ta, bằng cách không buộc chúng ta phải tin
ngược lại với ý chí của mình.
Pascal nghĩ như vậy
bởi vì, thay vì tạo ra chúng ta là những rô-bốt hay con người máy, Đức Chúa
Trời muốn chúng ta lựa chọn Ngài và yêu Ngài. Pascal nói rằng nếu Đức Chúa Trời
bày tỏ cho chúng ta mọi quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài, điều đó sẽ không
sản sinh ra tình yêu, mà là sự khiếp sợ.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Như vậy là có một số lớn các nhà khoa học lỗi lạc
tin vào Đức Chúa Trời.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Nhiều nhà khoa học thấy rằng càng học biết nhiều
về tự nhiên bao nhiêu, họ càng dễ tin vào Đức Chúa Trời bấy nhiêu.
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Điều đó nhắc tôi nhớ đến phát ngôn của một người
nào đó, rằng: “Thiên nhiên là một hệ quả, mà nguyên nhân là Đức Chúa Trời.”
GIÁO SƯ: Đó là một sự tóm lược toàn hảo cho những gì Pascal và
những nhà khoa học khác đã khám phá ra.
Trước khi hết giờ,
tôi muốn được trích dẫn từ nhà vật lý học người Mỹ thế kỷ hai mươi, tiến sĩ
Arthur Holly Compton [KOMP-tun]. Nhờ khám phá ra Hiệu ứng Compton, liên quan
đến tia X, Compton đã được trao giải thưởng Nobel vật lý.
Tiến sĩ Compton đã
viết: “Với tôi, đức tin bắt đầu bởi sự nhận biết rằng một sự khôn ngoan siêu
việt đã dựng nên vũ trụ và tạo nên con người. Không khó để tôi có niềm tin này,
bởi một vũ trụ thông minh, trật tự đã xác nhận cho phát ngôn vĩ đại nhất: ‘Ban
đầu, Đức Chúa Trời dựng nên trời đất...’”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Chúng ta đã thảo luận được khá nhiều thông tin
trong ngày hôm nay. Giáo sư sẽ tóm lược những điều các nhà khoa học đoạt giải
Nobel nghĩ về Đức Chúa Trời như thế nào?
GIÁO SƯ: Tiến sĩ Leon Lederman đã từng nói: “Có những ngày tôi tin
vào Chúa Trời, những ngày khác thì không. Sẽ luôn luôn có chỗ cho Chúa Trời. Dù
chúng ta có khám phá ra mọi quy luật của vật lý, câu hỏi vẫn còn đó: ‘Ai đã
thiết lập các quy luật nầy?’”
Tiến sĩ Ernst Chain
nhìn thấy mục đích và sự khôn ngoan trong các cấu trúc tự nhiên như ADN. Ông
kết luận rằng: “Giả thuyết về quyền năng chi phối … trở nên một điều thiết yếu
trong bất cứ lối giải thích nào.”
Tiến sĩ Compton gọi
Đức Chúa Trời là “sự khôn ngoan siêu việt” và nói rằng: “một vũ trụ thông minh,
trật tự đã xác nhận cho phát ngôn vĩ đại nhất: ‘Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên
trời đất...’”
NGƯỜI PHỎNG VẤN: Nói cách khác, không hẳn các nhà khoa học đoạt
giải Nobel đều là người vô thần.
GIÁO SƯ: Đúng vậy. Tiến sĩ Richard đến từ đại học Stanford
[STAN-ford] đã nhận xét: “Số lượng các nhà khoa học vô thần cũng nhiều như số
các tài xế xe tải vô thần.”
Và đây là lời trích
dẫn cuối cùng từ nhà vật lý học đoạt giải Nobel vật lý năm 1997. Tiến sĩ
William Phillips nói rằng ông không thể đi hết sảnh nhà thờ của mình mà không
gặp hàng chục nhà khoa học.
Trí tuệ không phải
là một trở lực đối với niềm tin nơi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng
ta yêu Ngài bằng lý trí của chúng ta.
Nguồn : Phuong Tran Facebook